6 chiếc mũ tư duy (Six thinking hats) là một framework được sáng tạo và phát triển bởi Edward de Bono (Ông là một người khởi xướng thật ngữ tư duy đa chiều cùng một loạt sách về tư duy, highly recommend mọi người nên đọc)
6 chiếc mũ tư duy là gì?
Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy được thiết kế để cải thiện chất lượng và hiệu quả của tư duy và giao tiếp trong các nhóm làm việc trong một tổ chức/công ty. Khi sử dụng phương pháp này, mọi người sẽ lần lượt “đội” 6 chiếc mũ với 6 màu sắc tương ứng - tượng trưng cho 6 cách nhìn nhận 1 vấn đề theo những chiều hướng khác nhau để đưa ra được quyết định đúng đắn.
6 chiếc mũ tư duy tương ứng với 6 màu: Màu trắng, màu đỏ, màu đen, màu vàng, màu xanh lục, màu xanh lam. Mỗi chiếc mũ là một hình thái tư duy:
- Chiếc mũ màu trắng: Chiếc mũ biểu trưng cho tư duy về số liệu. Khi đội chiếc mũ này, chúng ta chỉ hoàn toàn quan tâm đến các dữ liệu, con số.
- Chiếc mũ màu đỏ: Chiếc mũ biểu trưng cho cảm xúc. Đây có thể hiểu, khi đội chiếc mũ này lên, chúng ta chỉ quan tâm đến cảm xúc của chúng ta tại thời điểm đang đội chiếc mũ đó mà không quan tâm tới bất cứ các thông tin nào khác. Nhưng khi đội chiếc mũ này lên, chúng ta nên thực sự tỉnh táo để không bị chiếc mũ đánh lừa về cảm xúc hoặc thiên kiến.
- Chiếc mũ màu đen: Chiếc mũ bắt chúng ta phải nhìn ra được các cảnh báo, những tín hiệu bất lợi hoặc những mối hoạ rình rập của vấn đề. Chiếc mũ này thường được ví von như những nhà phê bình. Nhưng người chỉ tập trung đưa ra những chỉ trích hoặc thậm chí săm soi mà bỏ qua những điều tốt đẹp khác.
- Chiếc mũ màu vàng: Màu vàng tượng trưng cho ánh nắng, cho khởi đầu và hi vọng. Khi đội chiếc mũ vàng lên, đó là lúc chúng ta nhìn vào hoặc tìm ra những điều tích cực, những cơ may. Chiếc mũ này có phần trái ngược với tinh thần của chiếc mũ màu đen.
- Chiếc mũ màu xanh lục: Màu xanh lục tượng trưng cho màu của sự sống, những mầm cây. Đây là lúc chúng ta có thể "sáng tạo" "sáng tạo hơn nữa". Khi đội chiếc mũ này, là lúc chúng ta có thể đưa ra những ý tưởng thậm chí "điên rồ". Ở phần chiếc mũ màu xanh lục này, tác giả có đưa ra cách thức "ngẫu nhiên hoá" - một cách thức sáng tạo thực sự hấp dẫn mà bạn có thể áp dụng cho bất cứ lúc nào đầu óc của bạn bị kìm hãm.
- Chiếc mũ xanh lam: Lí do tại sao phiên bản bìa 6 chiếc mũ tư duy của Việt Nam, chiếc mũ xanh lại xuất hiện lớn nhất và nổi bật nhất bởi đây chính là "nhạc trưởng" trong một dàn giao hưởng. Thường người đội chiếc mũ này sẽ là Leader, quản lý nhưng cũng hoàn toàn bạn - một nhân sự bình thường cũng có thể đội lên.
Ứng dụng 6 chiếc mũ tư duy trong công việc
Dưới đây là một ví dụ về cách sử dụng Sáu Chiếc Mũ Suy Nghĩ trong một buổi họp nhóm để giải quyết một vấn đề:
Vấn đề: Một công ty đang xem xét việc ra mắt một sản phẩm mới trên thị trường. Họ cần quyết định liệu sản phẩm này có tiềm năng thành công hay không.
Mũ Trắng (Bắt đầu): Nhóm bắt đầu bằng việc thu thập thông tin về sản phẩm, bao gồm dữ liệu thị trường, phản hồi từ khách hàng tiềm năng, và các nghiên cứu cạnh tranh. Họ cũng xác định các thông tin thiếu và cần phải thu thập thêm.
Mũ Đỏ: Mỗi thành viên trong nhóm chia sẻ cảm xúc và ý kiến cá nhân về sản phẩm. Có thể có những người lạc quan về tiềm năng thành công của sản phẩm trong khi những người khác có thể lo lắng về các rủi ro và thách thức.
Mũ Đen: Nhóm đánh giá các rủi ro và hạn chế của việc ra mắt sản phẩm, như cạnh tranh từ các sản phẩm tương tự, chi phí phát triển cao, hoặc nguy cơ thất bại trên thị trường.
Mũ Vàng: Họ tập trung vào những lợi ích và cơ hội của việc ra mắt sản phẩm, như tiềm năng tăng trưởng doanh số bán hàng, mở rộng thị trường, và cải thiện vị thế của công ty.
Mũ Xanh Lá: Thành viên nhóm bắt đầu brainstorming để tạo ra các ý tưởng mới để quảng bá và tiếp thị sản phẩm, cũng như cách cải thiện sản phẩm để phản hồi nhu cầu của khách hàng.
Mũ Xanh Dương (Kết thúc): Người dẫn dắt buổi họp tổng hợp các thông tin, ý kiến và ý tưởng từ các mũ khác nhau để đưa ra kế hoạch hành động tiếp theo, bao gồm việc nghiên cứu thêm, điều chỉnh chiến lược tiếp thị, và xác định nguồn lực cần thiết cho việc triển khai sản phẩm mới.
Qua việc áp dụng Sáu Chiếc Mũ Tư Duy không chỉ giúp nhóm phân tích vấn đề một cách toàn diện mà còn tạo điều kiện cho mỗi thành viên có cơ hội thể hiện quan điểm và ý kiến của mình một cách tự do. Sự đa dạng trong suy nghĩ và quan điểm không chỉ làm giàu cho quá trình ra quyết định mà còn giúp tăng cường sự hiểu biết và sự đồng thuận trong nhóm. Nhờ vào việc này, chúng ta có thể đảm bảo rằng quyết định cuối cùng được đưa ra là một sự kết hợp thông minh và cân nhắc từ nhiều phía, đó là cơ sở cho sự thành công trong mọi nhiệm vụ và dự án tiếp theo.
Ưu - nhược điểm của 6 chiếc mũ tư duy
Ưu điểm:
Cung cấp cái nhìn đa chiều: Giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan về một vấn đề, không bị định kiến hoặc có cái nhìn chủ quan.
Kích thích sự sáng tạo: Mỗi chiếc mũ tượng trưng cho một cách tiếp cận khác nhau, từ việc tập trung vào thông tin đến việc tạo ra ý tưởng mới. Điều này giúp kích thích sự sáng tạo và đưa ra giải pháp đột phá.
Tăng hiểu biết nhóm: Việc mỗi thành viên trong nhóm phải thay đổi vai trò giữa các chiếc mũ khuyến khích sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau, từ đó tạo ra một môi trường làm việc tích cực.
Nhược điểm:
Mất nhiều thời gian vận hành: Để có thể vận hành và duy trì một framework như thế này đòi hỏi các thành viên cần phải đầu tư nhiều thời gian, công sức so với một cuộc họp thông thường.
Khó khăn trong việc tích hợp ý kiến: Một số ý kiến hoặc quan điểm có thể không dễ dàng tích hợp vào quyết định cuối cùng do mâu thuẫn hoặc khó hiểu.
Tạm kết
Dù đã trải qua hơn 60 năm từ khi framework 6 chiếc mũ tư duy (six thinking hats) , Sáu Chiếc Mũ Tư Duy vẫn là một công cụ quý giá trong việc tạo ra các buổi họp hiệu quả và tạo ra những quyết định thông minh. Sự áp dụng của phương pháp này trong các doanh nghiệp và tổ chức hiện nay đã chứng minh được giá trị của nó trong việc tăng cường sự đồng thuận, sáng tạo và hiệu suất làm việc. Nếu mọi người cam kết thực hiện phương thức này, chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề được giải quyết một cách hiệu quả, từ đó mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan và đóng góp vào sự phát triển bền vững của tổ chức.
Bài viết có sử dụng nguồn tham khảo từ cuốn sách Six thinking hats
#WOTN5
"Bài viết thuộc thử thách viết 30 ngày của khoá học Writing On The Net"
Oh mình cũng từng làm 6 Thinking hats cho đội nhóm rồi và đúng là với thời lượng đủ thì sẽ rất hiệu quả. Mà phần 5 mũ xanh lá cho mình hỏi là cách thức "ngẫu nhiên hóa" nghĩa là gì nhỉ ^^